Thứ Hai, 9 tháng 2, 2015

CHỮA BỆNH BẰNG MẬT ONG 4

CÁCH THỨC TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG KHI CHUYỂN MÙA
Ông bà ta xưa, có những câu nói rất giá trị mà cho đến nay vẫn luôn là tiêu chí để chúng ta rèn luyện, phấn đấu : “Một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể khỏe mạnh”. Thế nhưng, những lúc trái gió trở trời, cơ thể mình cũng có những biến đổi nhỏ, ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, làm giảm hiệu quả công việc. Sau đây, Honeyland,biz xin đưa ra những phương thức đơn giản giúp tăng sức đề kháng mà chúng tôi đã sưu tầm.
1. Thức uống được làm từ mật ong và chanh hoặc cam giúp tăng cường sức đề kháng, giúp trị ho, viêm phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm xoang và hen suyễn.
Mình đang mang thai 02 tháng và bị viêm mũi dị ứng, nghẹt hết hai lỗ mũi, có kèm ho không có đàm. Bác sĩ tại Bệnh Viện Bưu Điện Quận 2 chỉ định rửa mũi bằng nước muối và bảo về nhà uống nhiều mật ong và hoặc cam để phòng tang sức đề kháng. Nếu sau 02 tuần mà không thuyên giảm mới xem xét cho uống thuốc, vì ho nhiều sợ bị động thai. Tuy nhiên, mới dùng 03 ngày liên tục và mình cố gắng uống nhiều nước, vừa là để làm giảm bớt cảm giác nóng của bà bầu, vừa để loãng chất dịch trong mũi, vậy mà mình đã tạm biệt chứng viêm mũi dị ứng trong mùa lạnh này. (Huỳnh Linh)
Theo các quan niệm dân gian, Mật ong và chanh hoặc cam hoạt động giống như một loại thuốc long đờm và lấy chúng ra khỏi đường hô hấp. Loại đồ uống này có hiệu quả còn tốt hơn cả si-rô trị ho được sản xuất sẵn. Cho 1 muỗng canh mật ong và 2 muỗng cà phê nước ép chanh vào trong nước ấm. Uống vài lần trong một ngày. Tác dụng của mật ong với chanh hoặc cam trong loại đồ uống này sẽ giúp làm giảm tắc nghẽn mũi và ngực. Mật ong sẽ xoa dịu cổ họng và hạn chế sự nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.
2. Mật ong và chanh là một loại thuốc bổ rất hữu ích trong việc chữa trị các vấn đề về tiêu hóa. Pha 1 muỗng cà phê mật ong tươi với 2 muỗng cà phê nước chanh với nước ấm. Nước ép chanh tươi sẽ giúp phục hồi nồng độ pH trong cơ thể, giải độc và cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin C, vitamin B2 và vitamin B. Loại thuốc bổ tự nhiên này có tác dụng thanh lọc máu, làm sạch gan bằng cách giúp nó sản sinh ra nhiều mật để điều trị các chứng rối loạn dạ dày như ợ chua và viêm loét.
3. Mật ong và chanh là một phương thuốc hay trị cảm lạnh và cảm cúm. Hấp thu nhiều thức ăn và đồ uống giàu vitamin C giúp phục hồi hệ miễn dịch, khiến bạn khỏi bệnh nhanh hơn. Đun sôi nửa lít nước và cho thêm 2 lát gừng vào. Cho thêm 3 muỗng canh nước chanh và 3 muỗng canh mật ong. Uống 3-4  lần mỗi ngày để trị cảm lạnh, cảm cúm. Hoặc nếu bất kỳ ai, muốn tang sức đè kháng trước khi thời tiết chuyển đổi hãy tự thưởng trước cho mình, mỗi buổi sáng một ly mật ong ấm, để không phải dùng đến thuốc vì những lý do sổ mũi, nhức đầu. Đặc biệt, khi mới thức dậy, hãy dùng ít nước muối, khò khò cái cỏ yêu dấu, như vậy đảm bảo bạn sẽ vượt qua các bệnh vặt một cách dễ dàng.
4. Cung cấp Vitamin C từ quả ổi dân dã
Bao nhiêu trong số chúng ta, từng nghe câu “Nếu mỗi mùa ăn vài quả ổi thì cả năm không phải gặp bác sĩ” của người Ấn Độ truyền tai nhau?
Trái ổi là một loại quả bổ dưỡng, là nguồn cung cấp sinh tố A và C, đa số sinh tố tập trung ở phần thịt, lớp vỏ mỏng bên ngoài quả. Ổi có thể giảm bớt nguy cơ bệnh tim, rất có ích cho hệ tiêu hóa, quả ổi chứa rất nhiều vitamin và sắt, nhờ đó có tác dụng ngăn ngừa bệnh cảm và các trường hợp bị nhiễm siêu vi; giúp cải thiện cấu trúc da và ngăn ngừa các bệnh về da tốt hơn bất cứ loại mĩ phẩm nào nhờ tính chất làm se của trái ổi và lá ổi.
Nước ép trái ổi hoặc nước sắc lá ổi rất có lợi trong việc giả ho, trị cảm, đồng thời có tác dụng hỗ trợ hệ hô hấp.
Theo lương y Đinh Công Bảy, ổi là một loại quả ăn rất ngon miệng, có mùi thơm đặc sắc, có ích cho sức khỏe. Ngoài ra, ổi còn có vai trò tích cực, giúp chống béo phì, làm cơ thể thon thả hơn, có lợi cho hệ tim mạch, da hồng hào, chống lão hóa, ngăn ngừa ảnh hưởng của tia nắng mặt trời. Như vậy, ăn ổi đưa vào một lượng vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp làn da tươi tắn hơn, độ đàn hồi của da tốt hơn.
5. Sữa chua
Sữa chua có nhiều vi khuẩn lành mạnh giữ cho đường ruột khỏe mạnh và không có vi trùng gây bệnh. Một nghiên cứu từ Đại học Viên ở Áo phát hiện ra rằng 1/7 ounce (tương đương với 4,04g) sữa chua hàng ngày có hiệu quả trong việc thúc đẩy khả năng miễn dịch. 
Trong một nghiên cứu của Thụy Điển, thực hiện trên 181 nhân viên nhà máy trong 80 ngày, cho thấy những người uống bổ sung Lactobacillus reuteri (một probiotic có trong sữa chua giúp kích thích sản sinh các tế bào bạch cầu) hàng ngày ít bị ốm hơn so với những người không uống.
Mỗi ngày uống một hũ sữa chua có thể giúp bạn tăng sức đề kháng với bệnh cảm cúm. Một số nhà khoa học tin rằng sữa chua có thể giúp cơ thể chúng ta tăng cường hệ miễn dịch và chống lại một số bệnh. Chất vitamin D có trong sữa chua giúp cơ thể hấp thu canxi và phospho trong thức ăn tốt hơn.
6. Tỏi
Gia vị quen thuộc này có chứa các thành phần hoạt động allicin, một hoạt chất giúp chiến đấu với nhiễm trùng và vi khuẩn. Nhà nghiên cứu Anh đã cho 146 người dùng giả dược hoặc chiết xuất tỏi trong 12 tuần. Kết quả cho thấy 2/3 trong số họ ít có khả năng bị cảm lạnh. Các nghiên cứu khác cho thấy rằng những người thường xuyên ăn tỏi hàng ngày có nguy cơ bị ung thư đại trực tràng thấp hơn 30%, ung thư dạ dày thấp hơn 50%.
Chỉ cần 1 tép tỏi tươi cắt nhỏ mỗi ngày là đủ để bảo vệ tim
Tỏi cung cấp một số chất chống ôxy hóa giúp thúc đẩy hệ miễn dịch. Ngoài ra, tỏi cũng có khả năng giúp tiêu diệt H. pylori, một loại vi khuẩn gây ra viêm loét và ung thư dạ dày. Ngoài ra, tỏi còn được sử dụng như một loại thuốc chữa các bệnh như: đau bụng, cảm cúm, đầy bụng, khó tiêu, gan, tim mạch, thấp khớp, huyết áp, tim mạch, tiểu đường…
Lượng tỏi tươi lý tưởng để mang lại những lợi ích tối đa cho sức khỏe trái tim là 1 tép tỏi/ngày. Cách chế biến tốt nhất là cắt nhỏ tép tỏi, để nó ngoài không khí 10-15 phút, sau đó chế biến cùng các món ăn. Nên ăn một vài nhánh mùi sau đó để hơi thở không có mùi tỏi.
7.  Động vật có vỏ và cá giàu omega – 3
Hàm lượng selen phong phú trong các động vật có vỏ như hàu, tôm hùm, cua và sò, giúp các tế bào bạch cầu sản xuất các cytokine-protein giúp loại bỏ virus cúm ra khỏi cơ thể.
Kẽm là vi khoáng cần thiết để chống cảm lạnh thông thường và rút ngắn thời gian bị cảm lạnh. Cách tốt nhất để có được kẽm là bạn nên hàu. Nên ăn nấu chín để ngăn chặn việc nhiễm vi khuẩn.
Cá hồi, cá thu, cá trích rất giàu omega-3 chất béo giúp làm giảm viêm, tăng cường khí huyết và bảo vệ phổi khỏi cảm lạnh và nhiễm trùng đường hô hấp.
8. Súp gà
Một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trường Đại học Nebraska phát hiện ra rằng chất Cysteine ​​acid amin sản sinh từ thịt gà trong khi nấu có tác dụng hóa học tương tự như acetylcystein trong thuốc viêm phế quản giúp ngăn chặn sự di cư của các tế bào viêm, nhờ vậy mà có phản ứng tích cực trong điều trị bệnh cúm. Bổ sung thêm gia vị vào món súp gà, chẳng hạn như hành và tỏi có thể làm tăng sức mạnh, tăng cường miễn dịch.
Súp gà được coi là liều thuốc tuyệt vời cho bệnh cảm cúm. Các chuyên gia dinh dưỡng phát hiện ra rằng, súp gà nóng hiệu quả hơn so với nước nóng hoặc lạnh trong việc điều trị sung huyết và nghẹt mũi cho người mắc bệnh cảm cúm. Súp gà đồng thời còn giúp cơ thể nhanh chóng thoát khỏi virus và vi khuẩn gây bệnh.
Ăn súp gà có thể giúp cho tốc độ tiết chất nhầy ở mũi nhanh hơn, giữ nước cho cơ thể và tăng nhiệt độ cơ thể, giảm các triệu chứng cúm hay cảm lạnh.
9. Trà xanh
Trà xanh là một trong những loại thảo dược có ý nghĩa rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe con người. Polyphenol trong trà xanh là “nhà máy” sản xuất chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng tăng cường miễn dịch, phòng tránh bệnh truyền nhiễm trong mùa lạnh và giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn nhờ tăng cường hoạt động của các tế bào gamma-delta T.
Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy một loại chất cụ thể của polyphenol gọi là catechins có thể tiêu diệt virus cúm. Để tối đa hóa lợi ích và giảm thiểu vị chát trong trà xanh, bạn có thể thêm vào một ít chanh và mật ong; nhưng đừng thêm sữa vì các protein sẽ liên kết với các polyphenol, làm cho chúng không hiệu quả nữa.
Trà xanh giúp phòng tránh nguy cơ dị ứng
Ngoài ra, uống trà xanh mỗi ngày còn giúp bạn phòng tránh nguy cơ bị dị ứng. Nó không chỉ có tác dụng ngăn chặn hắt hơi, sổ mũi và chảy nước mắt mà còn hạn chế sự sản sinh chất histamine và immunoglobulin E được cho là các tác nhân gây dị ứng.
10. Thịt bò
Thiếu kẽm là một trong những thiếu hụt dinh dưỡng phổ biến nhất ở người Mỹ trưởng thành, đặc biệt là người ăn chay và những người đã cắt giảm thịt bò, một nguồn cung cấp kẽm chính trong cơ thể. Và thật không may, bởi vì thiếu hụt kẽm còn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. 
Kẽm trong chế độ ăn uống của bạn là rất quan trọng đối với sự phát triển của các tế bào bạch huyết, tế bào của hệ miễn dịch giúp nhận ra và tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập, virus và các tác nhân “xấu” khác, William Boisvert, Tiến sĩ, một chuyên gia về dinh dưỡng và khả năng miễn dịch tại Viện nghiên cứu Scripps ở La Jolla, CA nói.
11. Thực phẩm giàu vitamin A: Khoai lang, cà rốt, bí đỏ
Ít người để ý rằng da cũng là một phần của hệ thống miễn dịch. Cơ quan quan trọng này giống như một pháo đài đầu tiên, luôn luôn trực chiến để chống lại vi khuẩn, virus.
Làn da muốn mạnh khỏe cần có đủ vitamin A. “Vitamin A đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất các mô liên kết, một thành phần quan trọng của da”. David Katz, MD, giám đốc của Trung tâm nghiên cứu dự phòng Yale-Griffin ở Derby, CT giải thích. Một trong những cách tốt nhất để có được vitamin A trong chế độ ăn uống của bạn là từ thực phẩm có chứa beta-carotene (như khoai lang, cà rốt, bí đỏ), mà cơ thể của bạn sẽ biến thành vitamin A.
Cũng như cà rốt, khoai lang có rất nhiều chất chống ôxy hóa beta-carotene, giúp chống hình thành gốc tự do. Ngoài ra, khoai lang cũng rất giàuvitamin A giúp làm chậm quá trình lão hóa và có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
12. Nấm
“Nghiên cứu cho thấy nấm tăng sản xuất và hoạt động của các tế bào bạch huyết, làm cho chúng hoạt động tích cực hơn. Đây là một điều tốt khi bạn bị nhiễm trùng,” Douglas Schar, giám đốc của Viện Y Dược Thảo ở Washington, DC nói.
Hầu như tất cả các loại nấm có chứa vitamin D và chất chống oxy hóa cần thiết cho việc chiến đấu cảm lạnh và tăng cường khả năng miễn dịch.
13. Dưa hấu
Không chỉ là một thực phẩm bổ dưỡng và giải khát rất tốt trong mùa hè, dưa hấu chín có chất chống ôxy hóa và glutathione giúp tăng cường khả năng miễn dịch và chống lại một số bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra, vỏ dưa có tính hàn, do đó rất thích hợp để điều chế các loại thuốc trị nóng trong, táo bón trong Đông y.
14. Cải bắp
Cải bắp có nhiều chất glutathione giúp tăng cường hệ miễn dịch. Loại rau bổ dưỡng này này khá rẻ và rất phổ biến vào các tháng mùa đông. Cải bắp có thể chế biến được rất nhiều món trong bữa ăn hàng ngày của gia đình bạn như: súp, xào, luộc, nộm,…
15. Bông cải xanh (Xúp-lơ xanh)
Bạn có thể dễ dàng thấy loại rau rất tốt cho sức đề kháng này tại các chợ và siêu thị. Một nghiên cứu gần đây đã chứng minh được rằng trong bông cải xanh có một chất hóa học có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch ở chuột. Thêm nữa, cải xanh cũng rất giàu vitamins A, vitamin C và glutathione - các chất chống ôxy hóa hiệu quả, rất tốt cho da, thị lực, xương và cơ chắc khỏe.
16. Đu đủ
Đu đủ có chứa beta-carotene chuyển đổi thành vitamin A rất có lợi cho mắt và da. Đu đủ cũng là một nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa, vitamin C, có thể rút ngắn hơn thời gian cảm lạnh.
17. Gừng
Gừng là một thực phẩm tuyệt vời để chiến đấu cảm lạnh thông thường. Ngoài ra, gừng giúp cải thiện hệ tiêu hóa.
18. Củ cải đường
Magiê và folate là thành phần quan trọng có trong củ cải đường giúp chống lại cảm lạnh thông thường. Củ cải đường cũng chứa chất chống oxy hóa và vitamin C, có lợi cho giảm viêm và tăng cường khả 
CẢI LÃO HOÀN ĐỒNG 
Cung Ứng Đông Trùng Hạ Thảo Hàn Quốc - Mật Ong Nguyên Chất Toàn Khu Vực Nam Trung Bộ     Địa Chỉ Sản Xuất : 251 Osu-Dong,Yeongcheon-si .Gyengsangbuk -Do ,Korean Republic (Hàn Quốc)
Số Giấy Phép Vệ Sinh ATTP : 3929/2012/ATT              
HOTLINE : 0946666419

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét